Tiến độ triển khai Chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn

Tiến độ triển khai Chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn

Xác định triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Chính vì vậy, năm 2019, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án và đạt được kết quả tích cực với 70 sản phẩm được xếp hạng.

Để Chương trình OCOP được triển khai thực hiện có hiệu quả, ngay từ đầu năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” năm 2019 tại Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 với mục đích: Triển khai hiệu quả Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình hàng năm; Đẩy mạnh công tác truyền thông đến các cấp, các ngành và nhân dân; Hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị gắn với nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất). Củng cố, nâng cấp các sản phẩm tham gia OCOP năm 2018 và phát triển các sản phẩm đăng ký mới năm 2019. Phát triển mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến thương mại của các tổ chức sản xuất kinh doanh năm 2018. Ổn định hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy quản lý điều hành Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” từ tỉnh đến huyện, xã. Xây dựng hệ thống quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong tỉnh và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại ra ngoài tỉnh. Nâng cao năng lực các nhân sự chủ chốt của các tổ chức sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP năm 2018.

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020; lồng ghép hoạt động triển khai theo chức năng của ngành, lĩnh vực quản lý gắn với các hoạt động của Chương trình, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã vận dụng các cơ chế chính sách, nguồn lực hiện hành để ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn. Hỗ trợ, nâng cấp, hoàn thiện về tổ chức bộ máy của các tổ chức kinh tế và các sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP năm 2018. Tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình năm 2019.

Phát triển sản phẩm ocop tỉnh Bắc Kạn

Tại thành phố Bắc Kạn, ngay sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2019, UBND thành phố Bắc Kạn cũng đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn thành phố. Công tác tuyên truyền được UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm thông qua việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền với thành phần tham gia từ Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; các cơ quan, đoàn thể; các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố; lãnh đạo, cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp của UBND các xã, phường; một số hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn được thực hiện lồng ghép vào các buổi hội thảo, tập huấn, họp thôn, tổ… UBND thành phố cũng đã cử cán bộ phụ trách OCOP thành phố tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế có sản phẩm được xét chọn để đánh giá phân hạng năm 2019 và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP của thành phố tích cực phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và đơn vị tư vấn đến các tổ chức kinh tế tư vấn, hướng dẫn trực tiếp để các tổ chức kinh tế đăng ký, hoàn thiện hồ sơ và mô hình sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng năm 2019. UBND thành phố cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện Chương trình; trong đó có HTX Minh Anh được xét chọn tham gia mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp năm 2019. Kết quả, năm 2019, thành phố Bắc Kạn có 16 sản phẩm của 4 tổ chức kinh tế được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức kinh tế, năm 2019, toàn tỉnh có 70 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, gồm: 67 sản phẩm mới tham gia năm 2019 đạt 3 sao; 03 sản phẩm đạt 4 sao (01 sản phẩm năm 2018 thăng hạng và 02 sản phẩm mới năm 2019). Trong đó, thành phố Bắc Kạn là địa phương có sản phẩm OCOP năm 2019 nhiều nhất với 15 sản phẩm; huyện Ngân Sơn có số sản phẩm OCOP ít nhất với 02 sản phẩm. Sản phẩm đạt các hạng sao trên được UBND tỉnh cấp chứng nhận (Giấy chứng nhận có thời hạn 36 tháng kể từ ngày ký) và được sử dụng nhãn hiệu OCOP, thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm quy định.

Sau khi phê duyệt kết quả đánh giá xếp hạng sản phẩm thuộc Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn năm 2019, UBND tỉnh đã giao Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh có trách nhiệm thực hiện công bố sản phẩm được xếp hạng; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất thực hiện việc sử dụng và in logo sản phẩm OCOP, thứ hạng sao lên sản phẩm được công nhận theo quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ các sản phẩm, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn xếp loại sản phẩm và các quy định khác của pháp luật.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, có trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm đảm bảo chất lượng theo quy định của Chương trình OCOP./.

       VPĐP NTM TW

 

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất