Tìm kiếm mặt hàng

MẬT ONG NGHĨA HỒ

Mật ong Lục Ngạn 100% nguyên chất từ hoa vải thiều Lục Ngạn, được sản xuất bởi công nghệ hạ thuỷ phần để tách mật, giúp giảm hàm lượng nước có trong mật.

RƯỢU NGÔ MEN LÁ NA HANG (NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN)

Rượu ngô men lá Na Hang được sản xuất theo bí quyết của người dân tộc Na Hang – Tuyên Quang, Phong tục nấu rượu ở Na Hang đã có từ ngàn đời nay, danh tửu này đã trở thành đặc sản của vùng cao này mà khi nhắc tới Na Hang thì ai cũng phải biết tới rượu ngô men lá . Người dân từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ truyền lại cách nấu rượu, kiếm lá rừng để làm men, ủ rượu.

KHOAI GIEO HẢI NINH - SẢN PHẨM CỦA Ý CHÍ

Từ trồng khoai để chống đói đến tạo ra một sản phẩm uy tín trên thị trường toàn quốc, 2 lần được vinh danh, Khoai deo Hải Ninh không còn là một sản phẩm thông thường, đó là nghị lực, là cái tình của người Quảng Bình nói chung, Hải Ninh nói riêng trong cuộc sống.

Gạo Ngọc mầm

Góp tinh hoa từ đất, kết ngàn hương từ trời, được tuyển chọn từ giống lúa chất lượng cao, canh tác trên vùng đất chọn lọc màu mỡ, với quá trình sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên. Đây là loại gạo sạch và an toàn cho sức khỏe, được sản xuất và chế biến khép kín đạt tiêu chuẩn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP. Khi nấu sẽ cho cơm dẻo, hương thơm tự nhiên và vị ngọt đậm đà.

CÁ NƯỚNG HỒ BA BỂ - HƯƠNG VỊ KHÓ QUÊN

Ở độ cao khoảng 145m so với mực nước biển, Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 km. Ngoài những phút giây thư giãn cùng cảnh vật khi du thuyền trên mặt hồ, tại các điểm dừng chân, du khách còn được thưởng thức món ăn mang đậm phong vị địa phương trên núi như cá, tôm hồ, chuối nương… Phổ biến hơn cả là loại cá mương nướng chỉ to bằng ngón tay.

BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN

Bánh Cáy đã được gắn liền với địa danh Quê lúa Thái Bình, được coi như món quà đặc trưng cho mỗi du khách. Làng Nguyễn - Nguồn gốc đặc sản thuộc huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), nơi ngã 3 giao thương trục quốc lộ 10 Quảng Ninh - Ninh Bình và trục Thái Bình - Hưng Yên. Được làm từ hạt nếp cái hoa vàng, mỡ lợn, lạc vừng, vỏ quýt… - những nguyên liệu thân thuộc, thường trực hàng ngày trong mỗi bữa ăn của người dân quê lúa. Quy trình chế biến tạo ra những thanh bánh vừa béo, vừa bùi, lại cay cay, thơm thơm… đòi hỏi sử tỉ mỉ, công phu, thường kéo dài đến 15-20 ngày theo bí quyết riêng.

BÍ ĐỎ

Bí đỏ được coi là thực phẩm vàng bởi bí đỏ có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của cơ thể.

NEM NẮM GIAO THỦY

Nem nắm Giao Thủy là đặc sản riêng biệt của bà con huyện Giao Thủy (T. Nam Định), là sản vật tiến vua truyền thống từ thời Phủ Thiên Trường (Nhà Trần). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và đã trở thành “thương hiệu” được truyền tụng trong nhân dân

MẬT ONG BẠC HÀ

Hà Giang nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, luôn được biết đến là miền địa đầu, vầng trán của Tổ Quốc với vùng cao nguyên đá quanh năm mây phủ. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường của những đặc sản độc đáo…. Và mật ong bạc hà là một trong những đặc sản đó.

BÁNH GAI NINH GIANG

Nghề làm bánh gai đã có từ hơn 700 năm trước. Ban đầu, bánh tròn như quả chanh, không có lá bọc. Ngày xưa, bánh gai rất hiếm, chỉ được dùng trong ngày Tết hay nhà có giỗ chạp. Ngày thường, hàng xóm láng giềng có việc đi xuống huyện về biếu chiếc bánh, nhà có 5 hay 6 người thì phải xắt thành từng ấy miếng, mỗi người một miếng nhỏ nhâm nhi vị ngọt đượm của bánh.

QUẾ VĂN YÊN

Nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích tự nhiên trên 139 nghìn ha; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 75%. Do có địa hình đồi núi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế, nên vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao. Người Dao nơi đây chịu khó, cần cú, đã gắn bó với cây quế, nghề quế từ lâu đời, do đó những kinh nghiệm trồng quế đặc trưng như kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao.

GẠO NẾP TÂN TRÀO

Giống lúa Nếp xoắn Tân Trào hiện đang được Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phục. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016. Sản phẩm gạo Nếp xoắn Tân Trào được sản xuất theo quy trình đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.