Hướng dẫn, chuẩn bị công tác chấm, đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam

Hướng dẫn, chuẩn bị công tác chấm, đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam

Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức đánh giá, gắn sao xếp hạng cho sản phẩm. Với mục đích tạo điều kiện đưa ra thị trường, sau khi trải qua cuộc chấm chọn – cũng có thể xem là cuộc thi tương đối khắt khe. Dưới danh nghĩa mới, các sản phẩm OCOP kỳ vọng sẽ có thêm nhiều kênh tiêu thụ…

Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức đánh giá, gắn sao xếp hạng cho sản phẩm. Với mục đích tạo điều kiện đưa ra thị trường, sau khi trải qua cuộc chấm chọn – cũng có thể xem là cuộc thi tương đối khắt khe. Dưới danh nghĩa mới, các sản phẩm OCOP kỳ vọng sẽ có thêm nhiều kênh tiêu thụ…

PGS.TS Trần Văn Ơn, chuyên gia tư vấn OCOP Quốc gia hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm tại Quảng Nam

Quy cách đánh giá sản phẩm

Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh được thành lập với sự tham gia của đại diện các Sở Y tế, Khoa học Công nghệ, Công Thương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bộ tiêu chí được phân loại thành 3 phần đánh giá với tổng điểm 100, từ sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP sẽ được gắn sao xếp hạng trên tổng số điểm được nhận.

Hội đồng đánh giá khá kỹ lưỡng ngay từ các khâu sản xuất ban đầu của sản phẩm, như nguồn gốc nguyên liệu, kỹ thuật sơ chế, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, tiềm năng sản xuất hàng loạt để phân phối ra sao..., buộc chủ thể OCOP phải có bộ hồ sơ trình bày cụ thể. Cùng với đó, từ ý tưởng sản phẩm cho đến hoàn thiện bao bì, tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào để kêu gọi sự tham gia của cộng đồng... đều được Hội đồng đánh giá xem xét như một trong các thành tố chính. Tương tự, ở phần khả năng tiếp thị của sản phẩm, các tiêu chí đưa ra từ việc tổ chức phân phối, quảng bá sản phẩm qua các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá cũng đều được xem xét. Và một sản phẩm OCOP sẽ được xem là hoàn hảo nếu đáp ứng tiêu chí thể hiện "câu chuyện sản phẩm". Theo đó, sản phẩm OCOP nếu tư liệu hóa được quá trình hoàn thiện sản phẩm của mình cũng như đưa được bản sắc địa phương vào sản phẩm thì mới được đánh giá cao.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam

Tạo điều kiện để bên sản xuất và bên tiêu thụ gặp được nhau, cũng chính là cách mở ra thị trường ổn định cho các sản phẩm OCOP. Theo ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở  NN&PTNT việc đánh giá phân hạng vừa giúp sản phẩm định vị được chỗ đứng của mình, vừa tạo niềm tin cho người tiêu dùng cũng như giúp chủ thể OCOP hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất. Điều kỳ vọng là sau khi được công nhận bằng cách gắn sao, các sản phẩm OCOP sẽ dễ dàng được kết nối với các đơn vị tiêu thụ.

Nhậ thấy thế mạnh, tiềm năng của tỉnh Quảng Nam với số lượng lớn khách du lịch đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Theo đó, các địa điểm này có nhu cầu rất lớn về thực phẩm sạch đến từ chương trình OCOP, vấn đề chính là làm thế nào chủ thể OCOP có thể tiếp cận, kết nối với các doanh nghiệp này để giới thiệu sản phẩm. Chị Hồ Thị Mười - chủ cơ sở sản xuất dược liệu Mười Cường (Nam Trà My) chia sẻ, hiện nay ở chuỗi khách sạn Mường Thanh, sản phẩm dược liệu của Mười Cường đã được đơn vị này tạo điều kiện trưng bày giới thiệu và tổ chức kinh doanh. Đây là tín hiệu vui đối với những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tạo được thương hiệu.

Thế mạnh sản phẩm Quảng Nam phong phú, tuy nhiên, khâu tiếp thị quảng bá vẫn là điểm yếu từ cả người sản xuất lẫn chính quyền. Tiếp tục tìm kiếm các kênh tiêu thụ hợp lý đang được các sở ngành nghiên cứu sâu thêm. Hiện tại Quảng Nam mới chỉ tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP tham gia tại các hội chợ, cuộc trưng bày triển lãm tổ chức tại nhiều địa phương, chứ chưa thật sự đưa được sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối rộng hơn. Đây hẳn phải là phần việc trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo của chương trình./.

 VPĐP NTM TW


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất