Gắn sao cho hơn 60 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng Chương trình OCOP tỉnh Hà Giang

Gắn sao cho hơn 60 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng Chương trình OCOP tỉnh Hà Giang

Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; trong đó, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi chính là ưu điểm nổi bật mà sản phẩm OCOP Hà Giang đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh là trọng tâm, mục tiêu của chương trình OCOP tỉnh Hà Giang đề ra.

Chính vì thế, năm 2019, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận hồ sơ và sản phẩm của 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; trong đó có 86 bộ hồ sơ của 6 ngành sản phẩm đủ điều kiện đề nghị phân hạng sản phẩm.

Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm: có 69 sản phẩm của 43 chủ thể được cấp giấy chứng nhận, gắn sao sản phẩm OCOP năm 2019 với số điểm từ 50 điểm trở lên, bao gồm 21 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 48 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Chè Phìn Hồ, sản phẩm tiêu biểu dự kiến đề xuất 5 sao OCOP

Tiêu biểu như sản phẩm bạch trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì); lạp sườn và thịt treo gác bếp lợn đen vùng cao của Hợp tác xã Hải Khang (huyện Bắc Quang); mật ong Bạc Hà Cao nguyên đá Đồng Văn của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Trường Anh (huyện Đồng Văn); rượu ngô Chí Sán của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng (huyện Mèo Vạc); chè chất lượng cao Minh Quang của Hợp tác xã Minh Quang (huyện Quang Bình); tinh bột nghệ vàng của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Ngọc Sơn (huyện Bắc Mê).

Đặc biệt, có 2 sản phẩm được Hội đồng chấm đạt từ 90 điểm trở lên là trà xanh và hồng trà của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) được UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, đánh giá xếp hạng cấp Quốc gia.

Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh đổi mới, sáng tạo, từng bước nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo các quy định, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh của địa phương; xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động../.

       VPĐP NTM TW

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất