Đắk Nông triển khai đề án OCOP giai đoạn 2018-2020

Đắk Nông triển khai đề án OCOP giai đoạn 2018-2020

Từ tháng 5/2018, Chương trình “mỗi xã 1 sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) đã được Chính phủ phê duyệt triển khai rộng khắp cả nước. Trên cơ sở đó, tháng 12/2018, Đắk Nông đã ban hành Đề án OCOP tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020 để triển khai thực hiện. Đây được xem là cơ sở, tiền đề để gia tăng giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, Đắk Nông được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để triển khai Chương trình OCOP. Điều này được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Trên cơ sở xác định, đánh giá lại một cách khách quan, khoa học, bảo đảm tính thực tiễn, tỉnh đã xác định xây dựng các sản phẩm OCOP chủ lực, thế mạnh theo từng giai đoạn.

Chanh dây, sản phẩm tham gia OCOP phát triển tại Đắk R’lấp, Gia Nghĩa

Từ nay đến năm 2020, Đắk Nông sẽ tập trung vào đăng kí, phát triển 15 sản phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau là thế mạnh ở các huyện, thị xã. Cụ thể gồm lúa gạo, xã Buôn Choáh (Krông Nô), hạt mắc Ca (Tuy Đức), tiêu sạch (Đắk Song, Gia Nghĩa, Đắk R’lấp), chanh dây (Gia Nghĩa, Đắk R’lấp), măng cụt, sầu riêng (Gia Nghĩa), bơ (Krông Nô, Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Song), cà phê Đắk Đam, cà phê Hoàng Gia Phú (Đắk Mil), chè xanh đóng gói (Đắk Glong), thảo dược từ cây đinh lăng, gấc (Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô, Tuy Đức), tranh thêu con rồng và bông hoa của HTX đan thêu Thanh Hằng (Krông Nô) và hai sản phẩm dịch vụ du lịch văn hóa tại bon ĐắK R’moan (Gia Nghĩa), buôn Buôr (Cư Jút), Công viên địa chất Đắk Nông.

Những năm qua, UBND tỉnh Đắk Nông, ngành chức năng, các địa phương đã có những hành động cụ thể để nâng tầm sản phẩm chủ lực nên nhiều loại nông sản đã được nâng cao chất lượng, bước đầu khẳng định thương hiệu đối với người tiêu dùng cả nước, phục vụ xuất khẩu.

Nhưng nhìn nhận lại, vấn đề phát triển bền vững sản phẩm nông sản chủ lực gắn với OCOP vẫn còn nhiều việc phải làm. Do đó, tỉnh sẽ tập trung vào xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu ổn định. Làm được điều này, chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng “cung không đủ cầu” cho các nhà máy, đơn vị chế biến, sản xuất, hay “cung vượt cầu” làm cho giá cả đi xuống.

Kinh phí thực hiện Đề án Chương OCOP tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 – 2020 dự kiến hơn 56,1 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh là với khoảng 85 – 90% tổng kinh phí. Ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ được huy động bằng việc lồng gh p các nguồn vốn thực hiện các đề án về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…/.

Theo Tạp chí Điện tử Mekong - Asean

 

 

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất