Long An triển khai Đề án Mỗi xã một sản phẩm

Long An triển khai Đề án Mỗi xã một sản phẩm

Để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh, ngày 14 tháng 3 năm 2019, tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình OCOP.

Để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh, ngày 14 tháng 3 năm 2019, tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình OCOP.

Tới dự Hôi nghị có các Sở, ngành liên quan và phòng nông nghiệp 15 huyện, thị xã, thành phố do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An chủ trì.

Hội nghị tập trung nhấn mạnh chương trình OCOP là giải pháp trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, điểm nhấn của chương trình là phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện. Để cụ thể hóa Chương trình OCOP của Trung ương, UBND tỉnh ban hành Đề án OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu chung là góp phần thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Sản phẩm Lạp xưởng tỉnh Long An

Giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP quốc gia; triển khai phát triển 1 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với các điểm du lịch của tỉnh. Ngoài ra, thông qua việc tham gia Đề án OCOP sẽ củng cố, kiện toàn các DN, HTX; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổ chức, quản lý cho lãnh đạo các DN, HTX, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Đề án OCOP.

Đề án OCOP sẽ được triển khai thực hiện tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Chủ thể thực hiện Đề án OCOP là các HTX, DN nhỏ và vừa, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh.

Tại Hội nghị, Ông Phan Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra định hướng để triển khai chương trình OCOP trong thời gian tới:

Thứ nhất, thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp hiểu đúng, đủ về Đề án OCOP của tỉnh; tuyên truyền để người dân biết và tham gia đề án. Các cấp cần đưa nội dung thực hiện Đề án OCOP vào nghị quyết của cấp ủy để chỉ đạo thực hiện, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của các cấp chính quyền.

Thứ hai, áp dụng đồng bộ, thống nhất các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng,...

Thứ ba, xây dựng hệ thống đối tác hỗ trợ thực hiện Đề án OCOP, đó là: Các DN tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; viện, trường đại học, nhà khoa học; hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; ngân hàng, quỹ đầu tư; đài phát thanh, truyền hình; báo.

Thứ tư, tăng cường huy động nguồn lực, trong đó, nguồn lực lớn nhất là từ cộng đồng (tiền vốn, đất đai, sức lao động, công nghệ,...) và từ các tổ chức tín dụng./.

VPĐP NTM TW


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất