Nỗi lo đầu ra cho sản phẩm OCOP

Nỗi lo đầu ra cho sản phẩm OCOP

Tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản đang là "bài toán khó” cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Những năm qua, thị trường đầu ra trong tình trạng bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường ổn định, ép giá, hàng giả,.... Hiện nay các sản phẩm nông sản đã dần hoàn thiện, phát triển thành hàng hóa, được chứng nhận về chất lượng, xuất xứ có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tham gia vào chương trình OCOP, được chuẩn hóa nâng cao chất lượng nhiều loại sản phẩm thì vấn đề “đầu ra” lại đang là thách thức mới. Bởi vì quy mô sản xuất của các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất nhỏ, chưa có mạng lưới, hệ thống bán hàng tại các thị trường lớn, thiếu kinh phí để đầu tư quảng bá, giới thiệu sản phẩm nên lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm còn hạn chế.

Mật ong Điện Biên

Ví thử như Hợp tác xã ong mật Ðiện Biên vừa được thành lập vào đầy tháng 2/2019 trên cơ sở kết nối 9 hộ có cùng đam mê, nhiều năm kinh nghiệm nuôi ong, sản xuất mật ong trên địa bàn xã Sam Mứn (huyện Ðiện Biên). Mục tiêu hợp tác xã hướng đến là tạo thương hiệu và nâng cao giá trị mật ong Ðiện Biên trên thị trường. Với quy mô trên 2.000 đàn ong nuôi tự nhiên, mỗi năm Hợp tác xã ong mật Ðiện Biên đạt sản lượng trên 100 tấn mật ong thô. HTX xây dựng 4 sản phẩm chủ lực: Mật ong các loài hoa rừng; mật ong bánh tổ; phấn hoa và sữa ong chúa. Vừa qua, sản phẩm mật ong hoa ban của hợp tác xã ong mật Ðiện Biên.

Anh Nguyễn Tiến Ðạt, Giám đốc Hợp tác xã ong mật Ðiện Biên cho biết: Hợp tác xã vừa đi vào hoạt động vì vậy mà quy mô còn nhỏ, kinh phí hoạt động hạn hẹn nên thị phần sản phẩm trên thị trường còn hạn chế. Ðây cũng là khó khăn lớn nhất của rất nhiều hợp tác xã có cả sản phẩm của các hợp tác xã được công nhận đạt chuẩn OCOP. Do hạn chế thị phần, mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm nên nguồn thu chính của hợp tác xã vẫn đến từ việc bán mật thô cho các thương lái các tỉnh dưới xuôi với giá thành rất rẻ, khoảng 70.000 đồng/lít, chỉ bằng ½ giá trị của sản phẩm mật ong thành phẩm đạt chuẩn.

Để tìm kiếm mở rộng thị phần hơn nữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên tạo điều kiện tham gia một số hoạt động quảng bá sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh. Hiệu quả mang lại từ các hoạt động này là rất lớn, theo thống kê của hợp tác xã, có khoảng 30% lượng khách hàng tìm hiểu và xin thông tin về sản phẩm đã liên hệ lại và đặt hàng các sản phẩm mật ong. Từ đó, có thể thấy đây là một kênh để đưa sản phẩm nông sản đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Thời gian tới, bên cạnh nỗ lực của hợp tác xã, chúng tôi rất mong muốn các cấp, ngành có liên quan tạo điều kiện để hợp tác xã tham gia nhiều hơn nữa các sự kiện, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng, góp phần xây dựng đầu ra ổn định.

Tương tự, sản phẩm gạo chất lượng cao của Công ty TNHH Safe Green cũng là 1 trong 26 sản phẩm dự kiến tham gia OCOP của tỉnh. Việc xây dựng thương hiệu và đầu ra sản phẩm hiện nay cũng đang là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp. Bà Hoàng Thị Hiên, Giám đốc Công ty TNHH Safe Green cho biết: Hiện nay, sản phẩm gạo chất lượng cao của công ty đã vào được một số thị trường lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên… Tuy nhiên, các thị trường này cũng chưa thật sự bền vững. Bởi vì, hiện nay thương hiệu gạo Ðiện Biên bị quá nhiều cơ sở sản xuất ở ngoài tỉnh sử dụng mặc dù sản phẩm của công ty đã được dán tem chỉ dẫn địa lý nhưng cũng rất khó cho người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là sản phẩm xuất xứ từ Ðiện Biên so với các sản phẩm khác cùng tên gọi. Trong khi cơ chế xử lý những vi phạm về thương hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa rõ ràng. Do đó, Công ty đã quyết định đổi tên sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng cho công ty thay vì xây dựng thương hiệu chung cho gạo Ðiện Biên./.

VPĐP NTM TW

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất