Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kêu gọi các tổ chức tài chính, tín dụng sớm có chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho chương trình này.
"Lễ phát động Chương trình khởi nghiệp từ OCOP trong thanh niên, sinh viên" diễn ra sáng nay (8/1), tại Trường Đại học Nông lâm TP.HCM.
Tại Lễ phát động khởi nghiệp từ Chương trình OCOP trong thanh niên, sinh viên khu vực phía Nam, gian trưng bày các sản phẩm của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM đã thể hiện thông điệp “chuyển tải tài nguyên nhân văn vào sản phẩm OCOP”.
Hội nghị diễn ra sáng 5/4/2019, do giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT - ông Trần Văn Cường chủ trì cùng ông Nguyễn Tiến Bảy – Chi cục trưởng chi cục phát triển nông thôn tỉnh. Hội nghị tập trung lấy ý kiến đóng góp vào kế hoạch triển khai OCOP của tỉnh với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố và một số đơn vị có liên quan.
Theo kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020, toàn tỉnh có 21 sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); trong đó, năm 2019, tỉnh ta phấn đấu có 11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, UBND tỉnh mới ban hành Ðề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Ðầu năm 2019, các địa phương mới bắt đầu thực hiện các bước đầu tiên. Do đó, để hoàn thành kế hoạch Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2019 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Quảng Ninh đã và đang đưa ra những giải pháp thắt chặt tiêu chuẩn về chất lượng cho sản phẩm OCOP nhằm hướng đến những sản phẩm đạt chất lượng cao, uy tín và đủ sức cạnh tranh trên thị trường nông sản.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số 2808/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) do thành phố Hà Nội triển khai hiện có hơn 300 sản phẩm đạt hạng năm sao, bốn sao và ba sao... có giá trị kinh tế cao. Kết quả này góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực hiện Đề án Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Cao Bằng đề ra mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ hoàn thiện, nâng cấp 21 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch nông thôn để gắn 3 sao với tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản phẩm trên 994 triệu đồng.
Chính thức triển khai từ giữa năm 2019, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Ninh Thuận thu hút khá nhiều sản phẩm nổi bật của các địa phương trong tỉnh tham gia với mẫu mã đa dạng, đầu tư chuyên nghiệp, có chất lượng cao. Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020 đã công bố 69 sản phẩm OCOP “đầu lòng” đạt từ 3 đến 4 sao trở lên. Kết quả đó là sự ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các chủ thể kinh tế cũng như vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương.
“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, vì vậy thời gian tới rất cần những giải pháp hiệu quả hơn nữa để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn.