Chương trình OCOP đang trở thành niềm tin lớn với người dân Điện Biên

Chương trình OCOP đang trở thành niềm tin lớn với người dân Điện Biên

Trong bối cảnh hiện nay, muốn sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phát triển nông thôn bền vững phải xây dựng những sản phẩm mang tính hàng hóa, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để tạo nên giá trị gia tăng  của sản phẩm

Trong bối cảnh hiện nay, muốn sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phát triển nông thôn bền vững phải xây dựng những sản phẩm mang tính hàng hóa, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để tạo nên giá trị gia tăng  của sản phẩm, cụ thể chúng ta có thể thấy qua một số mô hình sản xuất liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh như Mô hình cánh đồng lớn tại xã Thanh Yên, Thanh Hưng; mô hình sản xuất liên kết của Doanh nghiệp safegreen với các HTX, các hộ dân sản xuất,….; lân cận tỉnh Điện Biên, các mô hình phát triển, liên kết tiêu thụ xoài, nhãn,.. cây ăn quả của tỉnh Sơn La; các sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình… Mô hình liên kết, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp giữa các nhóm hộ dân với các doanh nghiệp, công ty lữ hành du lịch của tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái…

Chè Tuyết san, Tủa Chùa được huyện chọn là sản phẩm OCOP giai đoạn 2018 - 2020.

.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” thực chất là giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc sắc, truyền thống văn hóa, danh lam thắng cảnh của các địa phương. Chủ trương xây dựng đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một quyết sách kịp thời, đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển làng nghề, sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Điện Biên. Vì vậy, đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể (các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh…) thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

Năm 2019, cùng với các huyện trong tỉnh, huyện Tủa Chùa mới bắt tay triển khai Chương trình OCOP. Trong quý I, huyện đã tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban quản lý điều hành chương trình OCOP từ cấp huyện đến cấp xã và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong thực hiện chương trình. Đồng thời xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP huyện Tủa Chùa giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chúc sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của đại phương, có khả năng phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao theo hình thức “Kinh tế và tổ chức sản xuất”. Trước mắt là trung phát triển 2 sản phẩm đã được tỉnh phê duyệt trong giai đoạn 2018 – 2020; phát triển tổ chức kinh tế và nguồn nhân lực. Đồng thời triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP ở trong và ngoài tỉnh.

Hai sản phẩm của huyện được UBND tỉnh phê duyệt trong Ðề án Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 là Chè Tuyết san và rượu Mông Pê. Hai sản phẩm này, có ở nhiều xã, nhưng chủ yếu là ở các xã: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và Sín Chải. Ngoài 2 sản phẩm được tỉnh phê duyệt, huyện cũng định hướng cho mỗi xã xây dựng cho địa phương mình một sản phẩm.

Ông Tô Văn Tuân – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tủa Chùa, cho biết: Trên cơ sở điều kiện thực tế cũng gắn kết với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện chúng tôi cũng xác định được một số sản phẩm mang tính chất thế mạnh của địa phương. Trong đó, đối với địa bàn 12 xã, thị trấn thì chúng tôi cùng với các xã thống nhất bàn bạc để lựa chọn những sản phẩm đảm bảo tiêu chí cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển sau này.  Trước mắt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cố gắng phấn đấu được khoảng 50%, tức là 12 xã, thị trấn thì có 6 doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác tham gia vào liên kết với người dân để xây dựng những sản phẩm có khả năng trở thành hàng hóa giá trị trên thị trường.

Ngoài chè tuyết san và rượu mông pê, bước đầu, huyện Tủa Chùa cũng đã lựa chọn, xác định thêm được một số sản phẩm: Vịt ở Mường Đun; Đậu đỏ, gà xương đen và đậu đỏ ở xã Sính Phình; cá lồng ở xã Tủa Thàng và du lịch hang động ở xã Xá Nhè. Qua tín hiệu ban đầu đã cho thấy, đa số các sản phẩm được xác định để xây dựng, phát triển đều là sản phẩm nông nghiệp. Theo định hướng trong những năm tiếp theo, Tủa Chùa cũng sẽ phát triển thêm các sản phẩm khác như: Rượu thóc Huổi Só; Rau an toàn xã Mường Báng; Táo mèo xã Sính Phình và Du lịch trải nghiệm hái chè cây cao tại xã Sín Chải. Như vậy, vẫn là các sản phẩm nông nghiệp và du lịch liên quan đến nông nghiệp. Đó là cơ sở để Tủa Chùa đặt niềm tin vào việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp thông qua thực hiện Chương trình OCOP./.

VPĐP NTM TW

 

 

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất