Kỳ vọng của Chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình

Kỳ vọng của Chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh ở cửa ngõ miền Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi, hội tụ các điều kiện tiềm năng về tự nhiên, địa hình, địa vật, văn hóa và con người, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa mang tính đặc trưng của Việt Nam

Gian hàng trưng bày sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp thuộc chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh ở cửa ngõ miền Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi, hội tụ các điều kiện tiềm năng về tự nhiên, địa hình, địa vật, văn hóa và con người, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa mang tính đặc trưng của Việt Nam. Ninh Bình đang từng bước phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đặc biệt, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tới thăm quan. 
Ninh Bình hiện có 75 làng nghề, 02 nghề truyền thống được công nhận với các sản phẩm làng nghề độc đáo, đa dạng. Một số sản phẩm của Ninh Bình đã có thương hiệu riêng như: Thịt dê, cơm cháy, mắm tép, ngao Kim Sơn, rượu Kim Sơn...Các sản phẩm chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu nội địa, mang đậm yếu tố truyền thống. Ngoài ra, thiên nhiên ưu đãi cho Ninh Bình tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông sản có lợi thế như: dứa, lạc tiên, rau quả tươi, hoa và cây cảnh; chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn, dê, thỏ...), thủy hải sản (tôm, ngao)... Đây là những điều kiện thuận lợi để Ninh Bình có thể triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) phối hợp với UBND các huyện, thành phố điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu xây dựng Đề án Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020, thuộc chương trình Quốc gia OCOP.

Những kết quả bước đầu đạt được cụ thể như sau: Toàn tỉnh hiện có khoảng 33 sản phẩm thế mạnh, thuộc 06 nhóm sản phẩm. Trong đó:  Nhóm thực phẩm (18 sản phẩm); Nhóm đồ uống (02 sản phẩm); Nhóm thảo dược (02 sản phẩm); Nhóm vải, may mặc (02 sản phẩm); Nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí (05 sản phẩm); Nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn bao gồm 4 hoạt động: lữ hành, lưu trú, ăn uống, bán đồ lưu niệm.
Có 13 sản phẩm đăng ký công bố chất lượng; 11 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. 

Xác định rõ việc xây dựng và triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, các giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương.

Xác định đây là chương trình mới, cần được nghiên cứu kỹ, tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Trước hết, kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Hình thành được đội ngũ chuyên gia giúp việc đúng tầm, có khả năng tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện chương trình

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.

Phát triển các sản phẩm chủ lực hiện có (Thịt dê, cơm cháy, nem chua Yên Mạc, ngao Kim Sơn, cá rô Tổng Trường, cá Tràu tiến vua các sản phẩm đóng hộp của Công ty Đồng Giao); các sản phẩm mới (Gạo Tràng An, dưa lê Kim Sơn, rau quả tươi, muối thảo dược và các sản phẩm khác về dược liệu).

Rà soát, đánh giá và lựa chọn đúng sản phẩm thế mạnh của địa phương; Hình thành, xây dựng hệ thống sản xuất phù hợp, thông qua đó thúc đẩy liên kết sản xuất do chính người dân làm chủ quản lý, chủ nhân công nghệ, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; Thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại và thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ chung cho cả chương trình.

Bố trí kinh phí để phục vụ công tác điều tra, khảo sát số liệu hàng năm từ nguồn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn khác.

VPĐP NTM TW

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất