Ban hành Quy chế Hội đồng đánh giá phân hạng sẳn phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa

Ban hành Quy chế Hội đồng đánh giá phân hạng sẳn phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa

Ngày 07 tháng 10 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Ban hành Quy chế hoạt động của hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 – 2020.

Ngày 07 tháng 10 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Ban hành Quy chế hoạt động của hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 – 2020.

Quy chế này quy định chức năng, nguyên tắc hoạt động, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2019 - 2020.

Theo quy chế, Hội đồng đánh giá làm việc trên 8 nguyên tắc:

1. Hội đồng đánh giá hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai.

2. Hội đồng đánh giá tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm theo hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để làm căn cứ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận và xếp hạng sản phẩm. Nội dung đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP.

3. Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng. Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).

4. Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại. Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ nhất, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh giá lần thứ hai (có tiềm năng đạt 03 sao trở lên, cần bổ sung các kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng...).

5. Cuộc họp Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm phải có ít nhất 3/4 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành. Từng thành viên Hội đồng đánh giá chấm điểm, sau đó lấy điểm cộng trung bình của các thành viên Hội đồng cho từng sản phẩm.

6. Tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu của việc đánh giá, Chủ tịch Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh quyết định việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đăng ký tham gia; xem xét việc gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm độc lập tại cơ quan chức năng được thừa nhận, trước khi quyết định việc chấm điểm cuối cùng (nếu cần).

7. Không đánh giá, xếp hạng các sản phẩm khi phát hiện giả mạo hồ sơ, sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng mã số mã vạch của cơ sở khác, không có tên cơ sở sản xuất... mà Hội đồng đánh giá phát hiện có sai phạm.

8. Các Thành viên Hội đồng vắng mặt tại buổi đánh giá phải báo cáo trước cho Chủ tịch Hội đồng để xem xét bổ sung thay thế.

Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn sau: Chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Tổ chức thực hiện đánh giá và xếp hạng sản phẩm; sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch, Ủy viên, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng theo quy định tại Quy chế này; Theo dõi chỉ đạo, đôn đốc, quyết định giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Quyết định loại bỏ hồ sơ các sản phẩm OCOP không hợp lệ theo Quy chế đánh giá và xếp hạng mà Hội đồng phát hiện được trong quá trình đánh giá; Quyết định về kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng khi tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt phải có ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt, điều hành.

Phó Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn sau: Thực hiện các công việc khi Chủ tịch Hội đồng giao hoặc ủy quyền; Thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng khi tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.

Các Ủy viên Hội đồng có trách nhiệm sau đây: Phụ trách theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận hồ sơ tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP. Rà soát, phân loại, phát hiện và đề xuất Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định loại bỏ các hồ sơ sản phẩm không hợp lệ theo Quy chế. Thông báo cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia đánh giá cung cấp các tài liệu minh chứng khi cần theo yêu cầu của Hội đồng trong quá trình đánh giá; Phụ trách chỉ đạo, đôn đốc việc kiểm nghiệm độc lập sản phẩm OCOP (nếu có); tổng hợp và gửi sản phẩm mẫu để cơ quan có chức năng kiểm nghiệm, báo cáo kết quả để Hội đồng quyết định xếp hạng sao; Tiếp nhận hồ sơ minh chứng và sản phẩm để đánh giá theo phân công của Chủ tịch Hội đồng; thực hiện việc đánh giá, cho điểm đối với sản phẩm theo Quy chế;  Tuân thủ các quy định về đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định tại Quy chế này; bảo đảm tiến độ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng; Đánh giá kết quả sản phẩm OCOP chính xác, khách quan, công bằng, đúng quy định; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc đánh giá đối với sản phẩm OCOP; kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá sản phẩm OCOP; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.

 

Tại quy chế này cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá, có trách nhiệm thực hiện các công việc như: (1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Hướng dẫn trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ, tổng hợp kết quả tiếp nhận sản phẩm, hỗ trợ tham mưu việc tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa; (2) Tổng hợp kết quả chấm điểm đánh giá sản phẩm trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định ký gửi Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định cấp giấy công nhận; (3) Chủ trì xây dựng kế hoạch, kinh phí hàng năm để phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng đánh giá, cấp Giấy công nhận./.

Sản phẩm đặc trưng dự kiến tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

VPĐP NTM TW

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất