Tỉnh Phú Yên phê duyệt đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Tỉnh Phú Yên phê duyệt đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 về việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 về việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

             Theo đó UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì thực hiện chu trình triển khai Đề án Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên trong năm 2019. Đồng thời, khẩn trương thực hiện các nội dung được phân công theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ như: chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, đơn vị liên quan trên cơ sở tiếp thu Bộ tiêu chí đánh giá cấp quốc gia để xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá cấp tỉnh; tổ chức phân hạng sản phẩm OCOP gắn với tổ chức Hội chợ cấp tỉnh nhằm thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; tiếp nhận và triển khai tuyên truyền, đào tạo theo giáo trình, tài liệu đào tạo Chương trình OCOP của Trung ương; xây dựng và triển khai một số dự án thành phần của Chương trình OCOP.

Mặt khác, bố trí nguồn lực cần thiết, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn khuyến công, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP, có hiệu quả theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Phú Yên.

Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2019-2020:

(1) Phát triển sản phẩm:

- Hỗ trợ đăng ký, xây dựng thương hiệu cạnh tranh trên thị trường cho khoảng 24 sản phẩm chủ lực. (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

- Hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa khoảng 57 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có. (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

- Phát triển mới 25 sản phẩm (tăng theo các năm, tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi).

- Phát triển 03-04 làng du lịch sinh thái cộng đng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- Chứng nhận sản phẩm OCOP: Có ít nhất 03 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh, 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

(2) Phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP: Có ít nhất 40 tổ chức kinh tế tham gia OCOP Phú Yên, trong đó:

- Lựa chọn, củng cố 25 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái nông thôn hiện có của các địa phương.

- Phát triển ít nhất 15 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

(3) Phát triển nguồn nhân lực:

- Đào tạo khoảng 80 cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh và huyện để thực hiện chương trình.

- 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.

- 100% cán bộ lãnh đạo UBND xã và cán bộ phụ trách nông thôn mới xã được tập huấn về quản lý OCOP.

(4) Duy trì chu trình OCOP thường niên:

- Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện.

- Hàng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 02 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình OCOP.

(5) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến cấp huyện, thành phố, thị xã theo hướng gọn nhẹ để triển khai Chu trình OCOP thường niên tại Phú Yên.

- Ban hành chính sách riêng cho Chương trình OCOP; chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP; Hoàn thiện chu trình OCOP thường niên.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã theo chu trình thường niên; hệ thống xúc tiến đng bộ, hoạt động thông suốt; Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Yên được lan rộng và phổ biến trên cả nước.

Giai đoạn 2021-2030:

(1) Phát triển sản phẩm: Có 200 sản phẩm OCOP vào năm 2030.

(2) Phát triển các tổ chức kinh tế: Phát triển mới ít nhất 40 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 80 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030.

   Trên cơ sở đề án phê duyệt, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ Chương trình OCOP được UBND tỉnh phê duyệt, tùy điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương để lựa chọn sản phẩm lợi thế, đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm từ cấp xã thành sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia./.

VPĐP NTM TW


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất