Cấp lại sao cho hàng loạt sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh

Cấp lại sao cho hàng loạt sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình OCOP trên cả nước. Không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà theo chu trình triển khai chương trình, tỉnh Quảng Ninh còn tích cực triển khai các chương trình quảng bá sản phẩm

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình OCOP trên cả nước. Không chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm mà theo chu trình triển khai chương trình, tỉnh Quảng Ninh còn tích cực triển khai các chương trình quảng bá sản phẩm. Sau 10 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 194 hội chợ, triển lãm, phiên chợ, tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan mua sắm, với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi lần tổ chức.

Mở các điểm bán sản phẩm OCOP đến gần người tiêu dùng

Để chinh phục người tiêu dùng, tỉnh xác định nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các cuộc thi. Vì vậy, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, chuẩn bị các điều kiện tổ chức thi đánh giá cấp tỉnh, công bố trao Chứng nhận sản phẩm đạt sao tại Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc – Quảng Ninh 2019 với chủ đề “Sản phẩm OCOP Quảng Ninh – Hội tụ và lan toả” vào ngày 30/8/2019 vừa qua.

Song song với đó, các ban, ngành cũng tích cực kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã hết hạn cấp lại sau 3 năm theo quy định; rà soát tem nhãn toàn bộ các sản phẩm OCOP. Cụ thể: Rà soát, xây dựng, công bố, hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm và đăng ký bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn, tên thương mại của hàng Việt trong và ngoài nước. Từ đó, khẳng định chất lượng sản phẩm, lan tỏa thương hiệu OCOP trong và ngoài nước. Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức sản xuất có sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn, kiên quyết đưa ra khỏi chương trình.

Đặc biệt, theo kế hoạch năm 2019, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc phê duyệt và triển khai dự án phát triển 31 sản phẩm OCOP chủ lực cấp huyện. Trong đó, tập trung phát triển 12 sản phẩm cấp tỉnh và 6 sản phẩm định hướng cấp quốc gia. Đồng thời, gắn phát triển sản phẩm OCOP chủ lực với việc thúc đẩy phát triển 18 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung. Sản phẩm chủ lực phải đảm bảo gia tăng cao về giá trị kinh tế, phát triển thương hiệu và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đến nay, sử dụng sản phẩm OCOP đã trở thành thói quen của người dân Đất mỏ. Chỉ cần nghe thông tin tổ chức hội chợ OCOP, người người lại háo hức tham gia, chọn mua nông sản sạch, đặc sản từ khắp nơi trong tỉnh. Những con số về lượng người tham gia và doanh thu qua mỗi kỳ tổ chức hội chợ OCOP chính là minh chứng rõ nét nhất cho “văn hóa OCOP”, trở thành thói quen tiêu dùng của người Quảng Ninh.

Từ những kết quả trên rút ra kinh nghiệm triển khai của tỉnh Quảng Ninh khi triển khai chương trình OCOP

Một là, coi Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cộng đồng. Do đó, cần nhận thức đúng về nó, ứng xử với nó đúng các quy luật kinh tế và gắn với lợi ích của đối tượng cần hướng tới phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Phân công lãnh đạo đứng đầu Ban Chỉ đạo/Ban Điều hành có đủ thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ của Chương trình. Cần hình thành nên Bộ máy chỉ đạo đủ mạnh, có quy chế làm việc, có phân công phân nhiệm rõ ràng và thường xuyên kiểm điểm, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Cơ quan điều phối cấp tỉnh hình thành bộ phận nghiệp vụ OCOP, cấp huyện cần có từ 1-2 cán bộ chuyên trách tham mưu giúp việc được đào tạo để có trình độ năng lực, nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.

Hai là, thường xuyên tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình, về sản phẩm OCOP; thông qua tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ tỉnh đến cộng đồng dân cư. Từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.

Ba là, tổ chức quản lý Chương trình khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình (Chu trình, tài liệu hướng dẫn, Bộ Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản phẩm, hệ thống chính sách,..). Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; thương hiệu của từng sản phẩm; kế hoạch chuyên biệt, cụ thể, bài bản về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Trong đó, xác định hình thành chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và chuỗi sản phẩm OCOP cấp quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi.

Bốn là, tập trung chỉ đạo điểm tạo bước đột phá ngay từ nhóm sản phẩm OCOP đầu tiên, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó tăng cường hướng dẫn hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn, chất lượng, mã số mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc... đảm bảo theo quy định.

Năm là, coi trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ hộ sản xuất sản phẩm thông qua việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất; đẩy mạnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để cọ sát, nâng cao, mở rộng tư duy, tầm nhìn, có chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là cơ sở duy trì bền vững hệ thống sản xuất, dịch vụ của cả tỉnh.

Sáu là, xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chu trình, Quảng Ninh đã triển khai hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức thường niên Hội chợ OCOP Quảng Ninh; triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu, hình thành mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kết hợp với các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu tạo lập, phát triển mở rộng thị trường cho các sản phẩm phát triển bền vững.../. 

Một số hình ảnh trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh:

 

VPĐP NTM TW

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất