Tỉnh Tuyên Quang: Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình OCOP

Tỉnh Tuyên Quang: Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình OCOP

Chương trình OCOP là một chương trình lớn và mới do đó cần có sự vào cuộc của của các cấp chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai, hướng dẫn, quản lý thực hiện, đẩy nhanh tiến độ theo đúng chu trình của Chương trình OCOP.

Chương trình OCOP là một chương trình lớn và mới do đó cần có sự vào cuộc của của các cấp chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai, hướng dẫn, quản lý thực hiện, đẩy nhanh tiến độ theo đúng chu trình của Chương trình OCOP.

 Để Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh và khuyến khích thực hiện ở khu vực đô thị (phường, thị trấn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai.

Qua đó định hướng Chương trình OCOP bao gồm các sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương và chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm nông lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn huyện, tỉnh, quốc gia theo Chương trình OCOP. Theo kế hoạch, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một sản phẩm tổ chức phát triển sản xuất theo Chương trình OCOP đạt quy mô hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác; thực hiện liên kết giữa Hợp tác xã với Tổ hợp tác và các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP.

Cũng trong chương trình Hội nghị triển khai, Đồng chí Đặng Văn Cường – Trưởng phòng OCOP nhấn mạnh: “Chương trình OCOP của tỉnh Tuyên Quang nhận được nhiều sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh, kế hoạch phê duyệt cũng đã được phê duyệt vào tháng 3. Thêm nữa, Tỉnh Tuyên Quang có nhiều sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc riêng có của mỗi địa phương, như: Dê núi Lâm Bình, Lạc Chiêm Hóa, cá đặc sản Na Hang, cam Hàm Yên, mật ong Tuyên Quang, … Tuy nhiên, hiện nay sau gần 1 năm triển khai OCOP theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì OCOP tỉnh Tuyên Quang còn chậm, chưa có sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn là sản phẩm OCOP. Vì vậy tỉnh cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, kịp đánh giá sản phẩm để tham gia vào Chương trình OCOP.

Ông Đặng Văn Cường – Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một số sản phẩm” được tổ chức góp phần tạo điều kiện để cán bộ, chuyên viên tham mưu, giúp việc ở các cấp, các ngành của tỉnh tiếp tục cụ thể hóa Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh vào thực tiễn triển khai nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị, giúp đẩy nhanh tiến độ Chương trình OCOP. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, tổ Hợp tác, các hộ sản xuất (có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP) nhận biết đầy đủ về ý nghĩa và tác động của Chương trình OCOP đến thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị./.

VPĐP NTM TW

 

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất