OCOP Bắc Kạn: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm

OCOP Bắc Kạn: Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm

Cùng với việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn đã và đang tập trung nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.

Đến nay, sau 2 năm triển khai, Chương trình OCOP Bắc Kạn đã có những kết quả vượt bậc cả về số lượng, mẫu mã cho đến chất lượng sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 105 sản phẩm gắn sao OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 4 sao và 97 sản phẩm 3 sao. Vượt xa so với mục tiêu chương trình giai đoạn 2018 – 2020 (105/40 sản phẩm), đạt 256% kế hoạch.

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã khẳng định thương hiệu

 và vị trí trên thị trường

 

Các sản phẩm OCOP Bắc Kạn có sự khác biệt, mang đặc trưng gắn với những nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng có của tỉnh; nhiều sản phẩm có nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, khi có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP việc phải phát huy thương hiệu ra sao là vấn đề quan trọng hàng đầu để đưa sản phẩm ra thị trường phân phối toàn quốc và xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình OCOP. Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng, mà phải làm thế nào tạo ra được ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Ông Ngô Trung Kiên, Trưởng phòng Nghiệp vụ OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới và giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn cho biết, chất lượng là yếu tố quan trọng xếp hạng các sản phẩm OCOP. Thời gian tới, chương trình OCOP Bắc Kạn sẽ tập trung củng cố, nâng cấp các sản phẩm tham gia năm 2018, 2019 và phát triển sản phẩm tham gia năm 2020 theo hướng gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã bao bì sản phẩm. Mục tiêu phấn đấu có sản phẩm đạt 5 sao (đạt OCOP quốc gia), nâng cấp ít nhất 5 sản phẩm 3 sao lên 4 sao trong năm 2020.

Thời gian qua, để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chí OCOP, tỉnh Bắc Kạn đã tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất. Trong năm 2019, tỉnh đã hỗ trợ cho 7 đơn vị đăng ký sử dụng mã số mã vạch, 4 cơ sở đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ 16 tổ chức thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, vi sinh vật; tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm và đăng ký bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn hàng hóa…

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức sản xuất một cách bài bản, đồng bộ, đáp ứng về chuẩn hóa sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần tạo nên thương hiệu cho sản phẩm OCOP của tỉnh, uy tín trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu

Theo Tạp chí điện từ Mekong


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất