Cao Bằng: Lựa chọn 30 sản phẩm vào chương trình OCOP

Cao Bằng: Lựa chọn 30 sản phẩm vào chương trình OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giai đoạn 2019 - 2020, toàn tỉnh sẽ bố trí 76 tỷ 325 triệu đồng để lựa chọn 30 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của địa phương đưa vào thực hiện chương trình.

Cao Bằng: Lựa chọn 30 sản phẩm vào chương trình OCOP

Với mục tiêu đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng, sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Sở NN-PTNT phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương xây dựng Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh sẽ cấp giấy chứng nhận ít nhất 15 sản phẩm, trong đó có 4 - 5 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh; có từ 10 - 11 sản phẩm đạt 2 sao cấp huyện. Phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; kiện toàn các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương tham gia Chương trình OCOP.

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 184 sản phẩm nông nghiệp lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm, gồm: 135 sản phẩm thực phẩm, 11 sản phẩm đồ uống, 19 sản phẩm thảo dược, 3 chuỗi sản phẩm vải may mặc, 6 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí, 10 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Các sản phẩm trên do 1.783 tổ chức, cá nhân sản xuất, trong đó có 2 công ty cổ phần, 8 công ty TNHH, 1 doanh nghiệp tư nhân, 60 hợp tác xã, 124 tổ hợp tác và 1.588 hộ sản xuất, kinh doanh.

Giai đoạn 2021 - 2025, sẽ bố trí 120 tỷ đồng để nâng cấp, xếp hạng 15 sản phẩm đạt sao giai đoạn 2019 - 2020; chuẩn hóa 50 sản phẩm mới, nâng cấp 5 sản phẩm chủ lực phấn đấu đạt 4 - 5 sao cấp quốc gia; hằng năm hỗ trợ ít nhất 1 sản phẩm cho mỗi huyện, thành phố theo Chương trình OCOP; củng cố và phát triển 25 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác) tham gia Chương trình OCOP tỉnh.

Giai đoạn 2026 - 2030, sẽ bố trí 120 tỷ đồng để tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, xếp hạng 50 sản phẩm đạt sao; chuẩn hóa 50 sản phẩm mới, trong đó nâng cấp 5 sản phẩm chủ lực phấn đấu đạt 4 - 5 sao cấp quốc gia; tiến hành tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 150 - 200 lượt cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã và các chủ thể thực hiệ

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất