Tỉnh Ninh Thuận: Kết quả bước đầu từ thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Tỉnh Ninh Thuận: Kết quả bước đầu từ thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Sau gần 10 tháng triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Ninh Thuận đã thu được kết quả bước đầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển các sản phẩm đặc thù tỉnh đã chủ động triển khai nhiều nội dung

Sau gần 10 tháng triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Ninh Thuận đã thu được kết quả bước đầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển các sản phẩm đặc thù tỉnh đã chủ động triển khai nhiều nội dung hỗ trợ, như: Hỗ trợ xác lập văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ; ứng dụng tem điện tử thông minh; đổi mới công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; xúc tiến thương mại, giới thiệu bán hàng tại các Hội chợ thương mại OCOP của cả nước, kết nối đưa các sản phẩm vào hệ thống siêu thị, thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng mô hình tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hành sản xuất tốt (VietGAP) đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương. Một số huyện đã phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh giới thiệu Chương trình OCOP thông qua các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở trong năm 2019. Riêng huyện Ninh Sơn đã tổ chức thành công Lễ công bố Nhãn hiệu trái cây Ninh Sơn và khai mạc mùa du lịch vườn trái cây thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Kết quả bước đầu thực hiện “Chương trình OCOP” là đáng ghi nhận, tuy nhiên do chưa được bố trí kinh phí nên một số nhiệm vụ phát triển tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa triển khai được. Đồng chí Phan Quang Thựu, cho hay: Để thực hiện các nội dung theo đề án, tổng vốn ngân sách nhà nước được phê duyệt trong năm 2019 hơn 3,9 tỷ đồng; trong đó, vốn 2 chương trình mục tiêu quốc gia 2,9 tỷ đồng, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 1 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa được bố trí. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất với UBND tỉnh trong trường hợp năm 2020 nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo Trung ương chưa bố trí kịp, thì xem xét được sử dụng số tiền khoảng 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí cơ cấu lại Ngành nông nghiệp để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền “Chương trình OCOP” tới các cộng đồng, hỗ trợ phát triển, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Một số sản phẩm tỉnh Ninh Thuận đang tiêu chuẩn hóa:

Làng nghề gốm Bàu Trúc


Nho, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận

Măng tây Ninh Thuận

VPĐP NTM TW

 

 


Tìm kiếm

Tin tức mới nhất