Hội đồng OCOP tỉnh Khánh Hòa kiểm tra sản phẩm dưa lưới Ô Xanh vào tháng 6-2020. Ảnh: BKH.
Tại cuộc họp, tổ tư vấn giúp việc của Hội đồng OCOP tỉnh đã trình bày hồ sơ xét chọn đối với 20 sản phẩm đề nghị đánh giá và xếp hạng OCOP cấp tỉnh năm 2019. Theo đó, có 18 sản phẩm được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 2 sao. Trên cơ sở kết quả đánh giá, xét chọn của Tổ tư vấn giúp việc, cùng với quá trình kiểm tra thực tế của hội đồng tại những nơi làm ra sản phẩm từ đầu năm đến nay, các thành viên hội đồng sẽ tiến hành chấm điểm, xét chọn.
Ông Lê Hữu Hoàng yêu cầu các thành viên hội đồng đánh giá, gửi kết quả cho tổ tư vấn giúp việc để tổng hợp, đánh giá trước ngày 21-8-2020. Trên cơ sở này, hội đồng sẽ tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định công nhận. Căn cứ các quyết định công nhận này, các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ và tiếp tục nâng cao chất lượng xếp hạng sản phẩm vào năm sau. Ông cũng đề nghị các đơn vị liên quan triển khai tốt Chương trình OCOP năm 2020; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm để tạo sức lan tỏa.
Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế, chiều ngày 31/08/2018, Quỹ Toàn cầu hóa Nông thôn mới Hàn Quốc - SGF phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung Ương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tổ chức “ Tọa đàm Xây dựng Nông thôn mới và khởi nghiệp trong Nông nghiệp, nông thôn” giữa các chuyên gia Hàn Quốc và cán bộ, giảng viên, sinh viên trường.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã ký Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Theo đó, có 11 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai từ nay đến 2020
Học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là từ Nhật Bản, Thái Lan và kết quả triển khai tại Quảng Ninh, Chính phủ đã phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xem đây là một giải pháp cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện.